Hội chợ thương mại Việt Nam 2018 với chủ đề “Hữu nghị, hợp tác và phát triển” do Bộ Quốc phòng phối hợp Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Quốc phòng, Bộ Thương mại Campuchia tổ chức từ 07 - 11/11/2018 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Đảo Kim Cương, Thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.

Hội nghị kết nối tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối diễn ra từ ngày 30-31/10/2018 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Đồng Tháp và Phiên chợ Nông nghiệp xanh năm 2018 tại đường Đặng Văn Bình, P.1, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là hoạt động quan trọng thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2018 do Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện

Ngày 19/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Tây Ninh phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Tây Ninh, Viện Nghiên cứu khoa học và Quản trị Doanh nghiệp tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng Xúc tiến Thương mại và tìm kiếm thị trường thông qua các công cụ trực tuyến” cho 100 cán bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

Với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của nhân dân tỉnh Tây Ninh cùng tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, điều kiện khí hậu, tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nền nông nghiệp. 

Tây Ninh hiện là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản xuất và chế biến tinh bột khoai mì. Vị trí địa lý giáp biên giới Campuchia, nơi có diện tích trồng mì và sản lượng ở mức cao tạo lợi thế để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tận dụng nguồn nguyên liệu và thúc đẩy phát triển sản xuất.

Đây là thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về sự kiện Tuần lễ Văn hóa, Du lịch nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lần 2 năm 2018 diễn ra tại Tây Ninh vào sáng 28/11.

Xây dựng chuỗi nông sản đáp ứng truy xuất nguồn gốc, gắn với tín hiệu thị trường, hướng tới chế biến sâu để nâng cao giá trị là những giải pháp quan trọng để ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới đứng vào TOP 15 thế giới.

Để ngành chăn nuôi ong phát triển bền vững cần phải mở rộng sản xuất quy mô lớn để xuất khẩu. Đồng thời, nâng năng suất mật ong đủ tiêu chuẩn tăng từ 1-1,5%/ năm (đạt 42-43 kg mật/thùng tiêu chuẩn/năm đối với ong ngoại và đạt 21-23 kg mật/thùng tiêu chuẩn/năm đối với ong nội).

Do năng suất đạt thấp, chất lượng gạo kém nên thu nhập của người trồng lúa không được cải thiện. Trong khi đó, điều kiện để đa dạng hoá cây trồng trên đất lúa (nhất là cây rau, hoa màu) là khá thuận lợi. Do đó, ngành nông nghiệp Tây Ninh cần quan tâm nhiều hơn đến lợi thế này để tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp.

UBND tỉnh Tây Ninh và Công ty Cổ phần Nafoods Group đã ký bản thỏa thuận ghi nhớ hợp tác đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trái cây và xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất, chế biến trái cây xuất khẩu.

Quảng cáo